Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Vệ sỹ Quân nhân Việt nam - Đội phản ứng nhanh 24/7 - Giải pháp an ninh toàn diện



Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Công ty Cổ phần Vệ sỹ Quân Nhân Việt Nam đã trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực vệ sỹ và an ninh chất lượng cao tại Việt Nam. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ và kinh nghiệm cao, công ty đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với các dịch vụ về vệ sỹ VIP, bảo vệ tài sản và an ninh cho các sự kiện, hội nghị, triển lãm và các hoạt động quan trọng khác.


Một trong những điểm mạnh của Công ty Cổ phần Vệ sỹ Quân Nhân Việt Nam là đội phản ứng nhanh sẵn sàng phục vụ 24/7. Đội phản ứng nhanh này luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ bảo vệ và giải quyết các tình huống khẩn cấp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, ược đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Công ty Cổ phần Vệ sỹ Quân Nhân Việt Nam sẽ giúp bạn yên tâm khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra.

Ngoài cung cấp các dịch vụ về an ninh, Bảo vệ, chúng tôi còn đào tạo và cung cấp vệ sỹ VIP cao cấp. Đ
ội phản ứng nhanh sẵn sàng phục vụ 24/7, được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế giúp đảm bảo an ninh và sự an toàn cho khách hàng của công ty. 
Không chỉ có trình độ chuyên môn cao, đội phản ứng nhanh của công ty còn được trang bị những thiết bị an ninh tối tân nhất. Các thiết bị này bao gồm hệ thống giám sát camera, máy quét kim loại, máy dò chất nổ, hệ thống báo động, xe cơ động chuyên dụng phân khối lớn dùng cho phản ứng nhanh và các thiết bị khác giúp phát hiện và ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp.



Với đội phản ứng nhanh 24/7 được đào tạo chuyên nghiệp và trang bị những thiết bị an ninh tối tân, khách hàng của công ty có thể yên tâm về an ninh và sự an toàn của mình. Công ty luôn cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng cao nhất, đảm bảo sự hài lòng và tin tưởng hợp tác của khách hàng.

Đội ngũ nhân viên có khả năng đối phó với các tình huống phức tạp về bảo vệ an ninh cho khách hàng VIP. Điều đặc biệt là công ty luôn đảm bảo tính bảo mật và tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng, đồng thời giúp khách hàng giải quyết các tình huống khẩn cấp một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.


Công ty Cổ phần Vệ sỹ Quân Nhân Việt Nam là một trong những công ty an ninh chuyên nghiệp  hàng đầu trong lĩnh vực vệ sỹ tại Việt Nam. Lực lượng an ninh chuyên nghiệp, có trình độ và kinh nghiệm cao, công ty đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với các dịch vụ về vệ sỹ VIP trên toàn quốc, bảo vệ tài sản và an ninh cho các tòa nhà, chung cư, nhà máy,  sự kiện, hội nghị, triển lãm và các hoạt động quan trọng khác. Nếu bạn đang cần các dịch vụ liên quan đến an ninh và bảo vệ, hãy liên hệ ngay với Công ty Cổ phần Vệ sỹ Quân Nhân Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.


Chi tiết xin liên hệ:
Công ty cổ phần Vệ sỹ Quân nhân Việt nam
Hotline: 0818 111 361
Website: www.quannhanvietnam.com
Trân trọng.

Vệ sỹ Quân nhân Việt nam - Ứng dụng công nghệ cao vào Bảo vệ giúp tối ưu An ninh và giảm chi phí vận hành

 

Vệ sỹ Quân nhân Việt nam, ra đời với mục đích đầy tính nhân văn, trước tiên là cung cấp việc làm ổn định cho những con em bộ đội, công an, thương bệnh binh, sau nữa là từng bước trở thành đơn vị cung cấp các giải pháp an ninh số 1 Việt nam.

Vệ sĩ Quân nhân Việt nam - an ninh cao cấp, hướng đi mới cho ngành dịch vụ Bảo vệ

 

Hướng tới những dịch vụ an ninh - Bảo vệ chuyên nghiệp, tối ưu chi phí và chất lượng tốt nhất,

Vệ sỹ Quân Nhân Việt nam luôn đào tạo, rèn luyện những qui trình chuyên nghiệp, áp dụng công nghệ cao vào dịch vụ để đáp ứng nhu cầu an ninh tối tân cho khách hàng, đồng thời nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp cho khách hàng trong mắt đối tác...

Cùng điểm qua một vài hình ảnh chuyên nghiệp đến từ lực lượng an ninh của công ty nhé...

Công ty cổ phần Vệ sỹ Quân nhân Việt nam - Dịch vụ An ninh số 1

 

Công ty Cổ phần Vệ sỹ Quân nhân Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ chính trị là giải quyết việc làm cho Cựu Chiến binh, quân nhân xuất ngũ, con em thương bệnh binh, gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng, gia đình diện xóa đói giảm nghèo…. tại địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Dịch vụ Bảo vệ, An ninh - Vệ sỹ Quân Nhân Việt nam

 

Vệ sỹ Quân nhân Việt nam chắc chắn là sự lựa chọn số 1 cho các dịch vụ Bảo vệ, an ninh

- Dịch vụ Bảo vệ công ty

- Dịch vụ Bảo vệ nhà máy

- Dịch vụ Bảo vệ tòa nhà, chung cư

- Dịch vụ Bảo vệ công trình

- Dịch vụ Bảo vệ yếu nhân, sự kiện

- Dịch vụ Áp tải.

Với đội ngũ lực lượng an ninh được tuyển chọn và đào tạo bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế, sẵn sàng đáp ứng bất cứ nhiệm vụ nào.

Với phương châm Uy tín - Trách nhiệm, Vệ sĩ Quân nhân Việt nam mang đến cho khách hàng những dịch vụ an ninh chuyên nghiệp nhất, xứng đáng với thương hiệu giải pháp an ninh số 1 Việt nam.
Xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng, hợp tác đồng hành của Quí khách hàng trong thời gian vừa qua, và mong sẽ được tiếp tục hợp tác trong thời gian tới, nếu Quí khách hàng có nhu cầu về tất cả dịch vụ Bảo vệ, An ninh, xin vui lòng liên hệ tới Vệ sĩ Quân nhân Việt nam theo hotline: 0818 111 361.

Trân trọng!!!


Giải pháp An ninh chuyên nghiệp - Vệ sỹ Quân nhân Việt nam



Bảo vệ chuyên nghiệp là gì?
Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp là hoạt động của một pháp nhân cụ thể sử dụng lực lượng và các phương tiện, công cụ hỗ trợ nhằm đảm bảo an ninh trật tự nội bộ, bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân hay một pháp nhân khác (pháp nhân sử dụng dịch vụ bảo vệ) góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Nhân viên bảo vệ là người làm nhiệm vụ bảo vệ. Là người có đủ những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định và có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ.

1. Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp là gì?
Vệ sĩ là nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, hoạt động bảo vệ của họ nhằm hướng vào bảo vệ một con người cụ thể. Nhân viên bảo vệ đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản, trong đó bảo vệ con người một cách chung nhất, còn vệ sĩ là bảo vệ con người cụ thể.

2. Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp có các đặc điểm gì?



Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp là hoạt động thống nhất của một hệ thống bao gồm tập thể những nhân viên và người chỉ huy, theo những quy định nghiêm ngặt nhằm đạt được mục đích đặt ra là giữ gìn an ninh trật tự cho đối tượng bảo vệ.

Hoạt động bảo vệ là một hoạt động của lực lượng được đào tạo chuyên sâu, có tay nghề trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ. khác với các hình thức bảo vệ không chuyên nghiệp, lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ, lý lịch, trình độ văn hoá và được huấn luyện về nghiệp vụ bảo vệ.

Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, đây là hoạt động có liên quan đến tính mạng, tài sản đến quyền tự do dân chủ của công dân vì vậy yêu cầu tuân thủ pháp luật là yêu cầu đặc trưng của hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp. các chức danh và nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp phải hành động theo quy định của pháp luật khuôn khổ đạo đức xã hội cho phép.

Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp luôn phải thích ứng và sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp, đối tượng tiếp xúc của đối tác bảo vệ chuyên nghiệp rất phức tạp, trong nhiều tình huống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của nhân viên bảo vệ vì vậy cần phải sáng suốt, dũng cảm và mưu trí ứng phó với những tình huống phức tạp cụ thể.

Hoạt động bảo vệ chuyên nghiệp mang tính nhân bản cao, với mục tiêu là giữ gìn tính mạng, tài sản, chống lại các hoạt động xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, đảm bảo bình yên cho đời sống xã hội. Trong thực tế đã có nhiều tấm gương dũng cảm hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, vì thế hoạt động này mang tính nhân bản cao.

3. Nghiệp vụ bảo vệ là gì? Bao gồm những nội dung cơ bản gì?


Nghiệp vụ bảo vệ là tổng hợp các kĩ năng, biện pháp chuyên môn trang bị cho lực lượng bảo vệ nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn tài sản cho cơ quan, doanh nghiệp.

4. Những quy tắc cần tuân thủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ

– Khi làm nhiệm vụ phải tiến hành công khai.

– Phải chịu trách nhiệm trước cấp trên và người đứng đầu cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp.

– Luôn có tinh thần hỗ trợ trong thực hiện nhiệm vụ chung, lợi ích và mục đích chung.

– Luôn sẵn sàng đối phó với đối tượng xấu, trong mọi tình huống phải dũng cảm và nỗ lực hết khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

– Thực hiện đúng quy trình đã được bồi dưỡng huấn luyện.

– Khi thực hiện nhiệm vụ luôn giữ thông tin với cấp trên trực tiếp. Không thực hiện hoạt động ngoài chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

– Phải cộng tác tích cực với cơ quan công an với vấn đề an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ.

5. Canh gác là gì? Mục đính và yêu cầu hoạt động canh gác của nhân viên bảo vệ?

Theo từ điển Tiếng việt, canh gác là trông coi để giữ, để bảo vệ, phòng bất trắc. Như vậy, canh gác của nhân viên bảo vệ là hoạt động công khai của lực lượng bảo vệ nhằm cảnh giới và bảo vệ những khu vực, mục tiêu trong cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp nhằm bảo đảm ANTT, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Mục đích: là nhằm bảo đảm ANTT trong cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp (thuộc phạm vi mục tiêu canh gác) trong mọi tình huống, nhưng không làm ảnh hưởng các hoạt động bình thường; nắm vững tình hình liên quan đến an ninh các diễn biến và các đối tượng cần chú ý đảm bảo việc chấp hành nội quy bảo vệ cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp. Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời nhanh chóng tham gia hoạt động PCCC đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Yêu cầu: nắm vững những biến động liên quan đến ANTT và hoạt động hiện tại trong mục tiêu canh gác, nắm địa bàn địa vật, khu vực trọng yếu, những địa điểm trọng tâm những vấn đề bất thường trong cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp và các đối tượng cần chú ý về ANTT nắm và từng bước nhớ mặt, biết tên, những người có trách nhiệm, những người thường xuyên ra vào giao dịch; nắm được đặc điểm các loại phương tiện các loại giấy tờ trong việc lưu hành, trong việc đi lại trong quan hệ công tác và những giấy tờ ban hành trong nội bộ, trong cơ quan, xí nghiệp mình; nắm vững và chấp hành pháp luật liên quan đến bảo vệ ANTT, nắm vững các diễn biến của các đối tượng, cần chú ý và kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời nhanh chóng tham gia hoạt động PCCC bảo đảm tính mạng và tài sản.

6. Mục tiêu cần bảo vệ của lực lượng bảo vệ là gì? Có những loại mục tiêu bảo vệ cơ bản nào?

Mục tiêu cần bảo vệ là: Những khu vực, địa bàn, cơ quan, doanh nghiệp cụ thể mà lực lượng bảo vệ có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự cho các hoạt động diễn ra bình thường.

Phân loại: Căn cứ trên các phương diện khác nhau để phân loại, nhưng nhìn chung mục tiêu cần bảo vệ bao gồm mục tiêu cố định và mục tiêu di động.

Mục tiêu cố định là những mục tiêu không có sự chuyển động về không gian, địa điểm. Mục tiêu cố định gồm các loại:

Mục tiêu chứa đựng nhiều tài sản: Như ngân hàng, kho bạc, cửa hàng kim hoàn và các nơi có tài sản khác.

Mục tiêu chứa đựng công nghệ kỹ thuật, sở hữu công nghệ như: nhà máy điện, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến có công nghệ hiện đại.


Mục tiêu là nơi tụ tập đông người: Là những nơi có đông người tụ tập với mục đích đa dạng nhưng thường tương đối đồng nhất ở những mục tiêu nhất định như: khách sạn, nhà hàng, siêu thị, bến xe, nhà ga…..

Các mục tiêu là cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Là các công trình phục vụ phúc lợi xã hội nhưng là cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: cầu, cống, bến phà…và các công trình văn hoá, di tích lịch sử như tượng đài, lăng mộ…

Các mục tiêu đặc thù khác: Mục tiêu dưới mặt đất như bãi giữ xe ngầm, các công trình nằm phía dưới mặt đất; Các mục tiêu trên cao như: nhà cao tầng, cáp treo,… và các mục tiêu trên mặt nước.

Mục tiêu di động: Là những mục tiêu có sự chuyển động về không gian và vị trí địa lý. Mục tiêu di động bao gồm hàng hoá có giá trị được vận chuyển bằng các loại phương tiện vận tải và con người.

Trên thực tế còn có thể có mục tiêu mang tình chất hỗn hợp, tức là mang một số tính chất của mục tiêu cố định, hoặc vừa cố định, vừa chuyển động.

7. Nhiệm vụ cụ thể của nhân viên bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu?

– Nhiệm vụ cụ thể đối với nhân viên bảo vệ mục tiêu cố định: Mở đóng cổng, kiểm soát giấy tờ ra vào đối với cán bộ, nhân viên và những người có giao dịch; Đăng ký sổ sách và hướng dẫn giải quyết những trường hợp đến quan hệ công tác gặp gỡ thân nhân; Kiểm soát phương tiện, đồ vật hành lý của mọi người khi ra vào nếu phát hiện nghi vấn thì yêu cầu kiểm tra, có dấu hiệu phạm pháp thì tạm giữ để làm rõ, phát hiện phạm tội quả tang tiến hành lập biên bản, báo cáo người đứng đầu giải quyết; Quan sát, phát hiện những người lạ mặt trà trộn trong cán bộ, nhân viên ra vào; Tổ chức giữ gìn trật tự, phát hiện ngăn chặn những phần tử có hành động gây rối trật tự công cộng, sẵn sàng đối phó với các hành vi vi phạm.

– Nhiệm vụ cụ thể đối với nhân viên bảo vệ mục tiêu di động: Tổ chức áp tải, phát hiện, ngăn chặn, trấn áp mọi hành vi xâm hại đến mục tiêu; Thường xuyên kiểm tra phương tiện vận chuyển và đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ; Bảo vệ, giám sát chặt chẽ các khâu giao nhận, bốc xếp, phát hiện những sơ hở, thiếu sót kịp thời ngăn chặn, khắc phục; Thực hiện các phương án bảo vệ, đối phó, giải quyết những vấn đề liên quan đến sự an toàn của mục tiêu cần bảo vệ theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

– Đối với mục tiêu là yếu nhân ( nhân vật quan trọng, VIP) cần bảo vệ :Luôn sẵn sàng đối phó với các hành vi xâm hại đến người cần bảo vệ; Phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, ảnh hưởng xấu đến người cần bảo vệ; Chú ý đến các hoạt động quay phim, chụp ảnh và những người ra vào gặp gỡ, mục đích của họ và các phương tiện mang theo người khi tiếp xúc với người cần bảo vệ nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và tài sản theo người. Trong những trường hợp cần thiết phải báo cáo cấp trên và cơ quan Công an nơi gần nhất.

8. Khi bảo vệ các chuyến hàng cần nắm vững các vấn đề gì?

Việc bảo vệ các chuyến hàng hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng phương tiện là xe ô tô và xe mô tô. Quá trình bảo vệ cần lưu ý nắm vững các vấn đề sau đây:

– Luôn lấy mục tiêu hàng đầu là bảo vệ an toàn các chuyến hàng.

– Tuyệt đối giữ bí mật về tên hàng, loại hàng, chủng loại, số lượng, địa điểm giao và nhận. Chỉ liên hệ với người có trách nhiệm trực tiếp.

– Giữ bí mật về lộ trình, tuyến đường và tuyệt đối tuân thủ kế hoạch vận chuyển.

– Sắp xếp, bố trí phương tiện vận chuyển tuỳ thuộc vào số lượng và tuyến đường nhưng nhìn chung nên sử dụng xe ô tô và các phương tiện cơ giới nhằm đảm bảo an toàn, chỉ vận chuyển bằng xe gắn máy với lượng hàng ít, quãng đường ngắn, phải phân công bố trí phương tiện áp tải.

– Trường hợp vận chuyển nhiều phương tiện, người chỉ huy phải ngồi trên phương tiện đầu tiên, cấp phó ở phương tiện sau cùng, tuỳ thuộc vào số lượng phương tiện và lực lượng bảo vệ để phân công cho phù hợp. Trên đường đi các phương tiện giữ vận tốc đều và tuân thủ kế hoạch lộ trình. Đối với xe gắn máy cự lý từ 20m đến 100m, xe ô tô từ 40m đến 200m, tuy nhiên phù thuộc vào từng khu vực nhưng đảm bảo xe sau quan sát được phía sau xe trước.

– Khi đi qua các đoạn đường vắng và khu dân cư đông đúc phải luôn quan sát, nâng cao tinh thần cảnh giác. Chỉ dừng phương tiện trong trường hợp bất khả kháng sau đó phải thông tin ngay cho cấp trên.

– Khi phương tiện đậu, đỗ cần cử người canh gác thường xuyên, bố trí, sắp xếp các phương tiện để quan sát, thuận lợi.

– Nắm vững địa điểm, số điện thoại của các trạm, chốt, trụ sở của cơ quan Công an trên tuyến đường, khi cần thiết có thể yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp.

– Luôn giữ vững thông tin liên lạc, đảm bảo trao đổi thông tin xuyên suốt các vấn đề nảy sinh trong quá trình vận chuyển chuyến hàng.

– Trên đây là những vấn đề cơ bản cần nắm vững trong khi vận chuyển các chuyến hàng bằng xe mô tô và xe ô tô.

9. Khi bảo vệ yếu nhân cần nắm vững các vấn đề gì?

Yếu nhân được hiểu là nhân vật quan trọng, bao gồm lãnh đạo,người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp, ngôi sao ca nhạc, điện ảnh và những người có nhu cầu bảo vệ chuyên nghiệp, những người này được gọi chung là người được bảo vệ và người bảo vệ được gọi là vệ sĩ. Khi tiến hành hoạt động bảo vệ yếu nhân, vệ sĩ cần chú ý nắm vững các vấn đề sau:

– Luôn lấy mục tiêu đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người được bảo vệ làm hàng đầu ( bào gồm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản theo họ và các hoạt động bình thường của người được bảo vệ…)

– Hiểu rõ tính cách, thói quen, sở trường và hoạt động chủ yếu của người được bảo vệ. Chú ý hoạt động có yêu cầu bảo vệ như đi lại, hội họp, tiếp xúc với công chúng, đi tham quan, du lịch…

– Nắm vững các mối quan hệ xã hội, gia đình. Đặc biệt, chú ý những mối quan hệ quan trọng và thường xuyên, những người mà họ thường gặp gỡ, những người có ảnh hưởng, chi phối người được bảo vệ, chi phối đến các hoạt động của họ.

– Thường xuyên xây dựng mối quan hệ giao tiếp với người được bảo vệ, trao đổi các nội dung và yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ. Đề nghị người được bảo vệ thực hiện các yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn cho chính họ. Ngoài ra còn trao đổi những vấn đề khác tạo môi trường thân thiện, hoà hợp, tin tưởng và tâm lý yên tâm cho người được bảo vệ. Để thực hiện tốt điều này vệ sĩ phải được bồi dưỡng, học tập, nâng cao kiến thức về kỹ năng giao tiếp và tâm lý giao tiếp.

– Nắm vững được các hoạt động thường xuyên và một số phạm vi công việc của người được bảo vệ, nhằm chủ động thực hiện các hoạt động và yêu cầu bảo vệ, tránh bị thụ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

– Khi đến một nơi cụ thể cần khẩn trương quan sát, xác định lối ra vào, lối thoát hiểm, đặc biệt ở các mục tiêu đặc thù như ở trên cao, dưới hầm sâu, trên mặt nước…chú ý những biểu hiện bất thường để chủ động có biện pháp cảnh giới.

– Tuỳ thuộc vào các hoạt động cụ thể của người được bảo vệ như tham quan du lịch, hội họp, hội thảo, tiếp xúc với công chứng… mà giữ khoảng cách nhất định tuy nhiên không quá 5m. Luôn trong tư thế che chắn đối với người được bảo vệ và sẵn sàng đối phó các hoạt động xâm hại đến người được bảo vệ.

– Nắm vững địa điểm, số điện thoại của các trạm, chốt, trụ sở của cơ quan Công an trên tuyến đường, những khu vực mà người bảo vệ thường có mặt để khi cần thiết có thể yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp.

– Luôn giữ vững thông tin liên lạc với cấp trên, đảm bảo trao đổi với cấp trên, đảm bảo trao đổi thông suốt những vấn đề nảy sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động bảo vệ yếu nhân.

– Nên thực hiện hoá trang dưới vai trò trợ lý, thư ký hoặc người giúp việc…để trở thành người đồng hành với người được bảo vệ nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động cụ thể trong quá trình bảo vệ. Luôn dũng cảm tự tin và chủ động đối phó với các tình huống nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người được bảo vệ.

Trên thực tế, việc bảo vệ yếu nhân là rất quan trọng và phức tạp. Đòi hỏi năng lực của vệ sĩ và sự hợp tác của người được bảo vệ. Số lượng người bảo vệ tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và yêu cầu được bảo vệ mà bố trí, sắp xếp hợp lý. Vệ sĩ cần có khả năng cao về thể chất và tinh thần, đáp ứng với tất cả các tình huống trong giao tiếp xã hội nhằm đảm bảo an toàn cho người được bảo vệ và chính bản thân người bảo vệ.

10. Hoạt động tuần tra là gì? Ý nghĩa và yêu cầu của hoạt động này?

Tuần tra của lực lượng bảo vệ : là công tác của lực lượng bảo vệ được tiến hành ở các mục tiêu quan trọng trên địa bàn phức tạp vê an ninh, trật tự cần bảo vệ để phòng ngừa ngăn chặn, trấn áp kịp thời các hành vi xâm hại đến mục tiêu, bảo vệ an toàn cho mục tiêu.

Ý nghĩa, tác dụng: Tuần tra là một nhiệm vụ quan trọng của lực lượng bảo vệ an toàn cho mục tiêu cần bảo vệ, hỗ trợ đắc lực cho công tác canh gác đồng thời phát hiện những sơ hở thiếu sót liên quan đến bảo vệ mục tiêu.


Yêu cầu của công tác tuần tra:

– Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho mục tiêu cần bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho cán bộ, nhân viên chủ chốt, chủ động chống lại những hành vi vi phạm pháp luật.

– Khi tuần tra luôn luôn quan sát phát hiện những vấn đề bất thường, luôn giữ bí mật và tạo bất ngờ cho đối phương, nhất là tại những vị trí xung yếu, khúc quanh co, cầu cống, những địa điểm phức tạp.

– Khi giám sát kiểm tra người theo đúng quy định, không được tuỳ tiện.

– Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ, những qui định của pháp luật, nội quy, qui tắc của địa phương.

– Sử dụng vũ lực và phương tiện, biện pháp đúng theo qui định của pháp luật.

– Lập biên bản và những giấy tờ đúng theo mẫu qui định của pháp luật.

11. Khi tiến hành hoạt động tuần tra nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Nhiệm vụ: Tiến hành tuần tra bên trong và bên ngoài hàng rào, ranh giới mục tiêu bảo vệ, chú ý kho, bến bãi, cơ sở sản xuất để phát hiện, bắt giữ lập biên bản những người có hành động chui, leo vượt tường rào, đột nhập vào khu vực bảo vệ; phát hiện ngăn chặn những người có hành vi phạm tội như: phá hoại, trộm cắp tài sản, gây rối làm mất trật tự..và phát hiện những sự cố máy móc, cháy nổ, những hiện tượng không bình thường, không an toàn ở khu vực bảo vệ.

Nhiệm vụ của một nhân viên Bảo vệ?



- Tùy theo mỗi hợp đồng đã kí kết giữa các bên, tùy theo phương án Bảo vệ đã lên trước, mà mỗi loại Mục tiêu sẽ có những qui trình bảo vệ khác nhau, Nhiệm vụ của nhân viên Bảo vệ cũng khác nhau, ở đây chúng ta sẽ nói đến nhiệm vụ chung của một nhân viên Bảo vệ, Bất cứ nhân viên nào cũng đều phải nắm qui trình này, không phân biệt loại Mục tiêu nào cả, chỉ là có cần thiết để áp dụng vào qui trình làm việc tại đó hay không mà thôi.

( Mục tiêu khác nhau thì qui trình làm việc, nhiệm vụ của Nhân viên Bảo vệ cũng khác nhau)

1: Chấp hành nghiêm túc nội qui của khách hàng và pháp luật.

2: Đảm bảo an ninh, an toàn về người và sản cho Công ty khách hàng, Đảm bảo về PCCC, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc.

3: Ghi sổ sách chính xác các trường hợp xuất nhập vật tư, hàng hoá ra khỏi Công ty. Mọi tài sản xuất ra khỏi công ty phải có phiếu xuất hoặc giấy đồng ý cho xuất của Ban Giám đốc, Kiểm tra con dấu và chữ ký của người có đủ thẩm quyền ký xác nhận giấy tờ và hóa đơn xuất nhập.

4: Khi khách đến liên hệ giao dịch. Bảo vệ hỏi rõ lai lịch của khách sau đó liên hệ văn phòng hoặc người cần gặp. Nếu bộ phận văn phòng công ty đồng ý tiếp thì bảo vệ đề nghị khách đăng ký và xuất trình giấy tờ tùy thân trước khi vào công ty. Phát thẻ khách và hướng dẫn khách đi đến đúng bộ phận cần gặp.

5: Bảo vệ có trách nhiệm giúp khách, CNV đưa xe vào đúng vị trí khi khách CNV dừng xe trước công ty, phát thẻ xe, thu thẻ xe khi khách – CNV lấy lại xe, giúp khách CNV chuyển xe từ chỗ để xe ra ngoài.

6: Khi có thư báo, bưu phẩm, quà tặng. Nhân viên bảo vệ phải xem rõ ràng người gửi và người nhận, kiểm tra độ an toàn của bưu phẩm, Lập và cập nhật vào sổ giao nhận bưu phẩm, nhận từ tay người đưa đến đồng thời chuyển ngay đến bộ phận văn thư của Công ty xử lý.

7: Giúp đỡ các bộ phận cá nhân nơi công tác trong phạm vi thời gian cho phép.

8: Trường hợp phân ca trực cho tại cùng một địa điểm thì bảo vệ phải lập biên bản bàn giao ca. Biên bản bàn giao ca phải thể hiện các nội dung: số lượng chìa khoá giao, ngày giờ giao, tên người giao – người nhận, các trường hợp phát sinh trong ca trực, các trường hợp cần giải quyết tiếp theo…

9: Lập sổ theo dõi CBCNV và khách gồm các cột sau: ngày, họ tên, bộ phận/cơ quan, giờ đến/đi, nội dung công việc, ghi chú. Sổ theo dõi CBCNV và khách để theo dõi khách hàng đến, khách hàng ra khỏi công ty, CBCNV đến muộn, về sớm, từ bộ phận khác sang liên hệ công tác, công tác xong trở về, đi công tác, đi công tác trở về… Mỗi trường hợp phải ghi riêng.

10: Không tự ý bỏ vị trí gác, trực, không lơ là chây lười, không ngủ trong giờ làm việc, không hút thuốc và sử dụng các chất ma túy, không đánh bài bạc trong giờ làm việc, không uống rượu, bia trong giờ làm việc. Bảo vệ không đọc báo trong giờ làm việc, không làm ảnh hưởng đến CBCNV bộ phận khác đang làm việc.

11: Nhắc nhở nhân viên, công nhân, khách đến làm việc luôn tuân thủ các biện pháp an toàn lao động, PCCN và nội quy Công ty. Luôn trao thẻ khách đúng qui định cho khách vào Công ty.

12: Kiên quyết không cho nhân viên và khách có mùi rượu, bia, mang chất nổ… vào Công ty.

13: Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công.



Trên đây là nhiệm vụ căn bản nhất của một nhân viên Bảo vệ, Vệ sỹ Quân nhân Việt nam Tổng hợp và cập nhật.
Nguồn: www.nghebaove.vn

Cơ động Bảo vệ, những thăng trầm và cái giá phải trả...

  



Trong những tổ chức làm việc liên quan đến vấn đề an ninh, sẽ có rất nhiều sự cố phát sinh liên quan cần xử lí, trong Công ty Bảo vệ cũng vậy, phòng cơ động ra đời với nhiều mục đích khác nhau theo qui chế hoạt động và yêu cầu cần thiết của một công ty, trong phạm vi bài viết này, chúng ta nói đến tiêu chuẩn, nhiệm vụ của một nhân viên cơ động và lí do tại sao cơ động Bảo vệ là những con người dễ bị ghét nhất trong một Công ty Bảo vệ.

Qui trình quản lí và sử dụng CCHT

 

 

QUI TRÌNH QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG CCHT

(Số: NBV/PNV/CCHT/1122/….)

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

I:Định nghĩa: (theo Số: 28/VBHN-VPQH, LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ.)

Công cụ hỗ trợ (CCHT) là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

II: Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

3. Người quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.

4. Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.

5. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường.

6. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận.

7. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lý hoặc tiêu hủy.

8. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ bị mất phải được kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.

9. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.

III. Điều kiện, trách nhiệm của người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

1. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;

c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;

d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

2. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm sau đây:

a) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định;

b) Khi mang vũ khí, công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng;

c) Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng;

d) Bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và giấy phép cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.

3. Chính phủ quy định việc huấn luyện và cấp chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

IV. Điều kiện, trách nhiệm của người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ

1. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;

c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;

d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

đ) Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

2. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng.

3. Chính phủ quy định việc huấn luyện và cấp chứng chỉ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

V. Quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ

1. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được quản lý, bảo quản theo đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng.

2. Kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được bố trí, thiết kế, xây dựng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm môi trường theo quy định; có nội quy, phương án bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy, kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và phương tiện bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

PHÒNG BAN VÀ CÁC VĂN BẢN, QUI TRÌNH HỖ TRỢ:

1: Phòng ban hỗ trợ:

a)      BGĐ: Chỉ đạo lên kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, quyết định thay đổi, quyết định ban hành qui trình, qui chế, nội qui.

b)      PNV: Đề xuất mua, cấp phát, quản lí sử dụng và thu hồi CCHT…

c)      Kho: Quản lí bảo quản, cấp phát CCHT…

2: Văn bản và qui trình hỗ trợ.

a)      Mẫu phương án Bảo vệ: Mẫu: SỐ: QNVN/PNV/.../20.../PA

b)      Luật Số: 28/VBHN-VPQH, LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ

c)      Luật số 50/2019/QH14 ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2020.

d)     Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

e)      Nội qui khách hàng.

QUI TRÌNH QUẢN LÍ CCHT

1: Qui trình quản lí CCHT trải qua 4 bước theo tiến độ thời gian là:




HOÀN THÀNH THỦ TỤC MUA CCHT 

XIN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG

QUẢN LÍ TẠI KHO         

BÁO CÁO        

2: Sơ đồ qui trình:

( hình ảnh sơ đồ đang cập nhật)

QUI TRÌNH CẤP PHÁT VÀ SỬ DỤNG CCHT

1: Qui trình cấp phát và sử dụng CCHT trải qua 4 bước theo tiến độ thời gian là:




ĐỀ XUẤT          

CẤP PHÁT        

SỬ DỤNG         

BÁO CÁO        

2: Sơ đồ qui trình:

( hình ảnh sơ đồ đang cập nhật)

QUI TRÌNH THU HỒI CCHT

1: Qui trình thu hồi CCHT trải qua 4 bước theo tiến độ thời gian là:




ĐỀ XUẤT          

THU HỒI           

LƯU KHO         

BÁO CÁO        

2: Sơ đồ qui trình:

( hình ảnh sơ đồ đang cập nhật)

Trên đây là qui trình quản lí và sử dụng CCHT Vệ sỹ Quân nhân Việt nam tổng hợp và cập nhật.

Nguồn: nghebaove.vn




Nghề Bảo vệ là gì - những khó khăn và định kiến


 Chắc hẳn trong chúng ta, nghề bảo vệ đã quá đỗi quen thuộc. Đây là những người giúp đảm bảo an ninh cho một khu vực, một nơi công cộng nào đấy bất kỳ.

Với sự tăng trưởng của các công ty/ doanh nghiệp thì những trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí,.. xuất hiện ngày càng nhiều. Nên rất dễ hiểu khi bảo vệ là nghề có nhu cầu tuyển dụng khá lớn hiện nay.

Vệ sỹ Quân nhân Việt nam _ chúng tôi mãi là lính...

  

Trong quá trình biên tập và thực hiện về những công ty Bảo vệ chuyên nghiệp nhất Việt nam, nhóm phóng viên đến tòa nhà 91 Pasteur, Q1, TP HCM, nơi đặt trụ sở Công ty cổ phần vệ sỹ Quân nhân Việt nam, trước mắt chúng tôi là những Bảo vệ trong bộ đồng phục rất đẹp, rất nhanh chúng tôi đã choáng ngợp bởi sự sang trọng và lịch sự nơi đây, cũng đúng thôi, vì đây là trung tâm Sài gòn, một thành phố hoa lệ với những tòa nhà sang trọng, Anh Bảo vệ chào chúng tôi và hướng dẫn đặt lịch hẹn để được gặp đại diện Công ty.

Top những công ty có đồng phục đẹp nhất Việt nam

 



 Trước tiên, tiêu chuẩn lựa chọn ở đây là trực quan, nhóm Admin tổng hợp từ những nguồn chính thống, để phần nào đề cao tâm huyết của những người đang hoạt động trong ngành An ninh, Bảo vệ, và thể hiện tư duy, tầm nhìn của những CEO, thuyền trưởng đang chèo lái con thuyền của mình, để Ngành Bảo vệ trở lại đúng với giá trị vốn có, để bất cứ ai cũng phải tự hào khi khoác lên mình bộ đồng phục, để Bảo vệ không chỉ là một nghề dịch vụ kinh doanh, nó còn là sự hi sinh rất nhiều để ngày đêm đảm bảo sự an toàn cho các bạn, vì cuộc sống, chắc chắn phải có những người lựa chọn thức canh, trong khi các bạn yên giấc say ngủ...

VỆ SỸ QUÂN NHÂN VIỆT NAM

Vệ sỹ quân nhân Việt nam, Giải pháp an ninh số 1 Việt nam, quannhanvietnam.com, dịch vụ an ninh, bảo vệ, an ninh sự kiện, bảo vệ yếu nhân, dịch vụ bảo vệ tòa nhà, dịch vụ bảo vệ nhà máy, an ninh nhà ở, dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp..

Tin tức